Nếu bạn đã nghe đến thuật ngữ EEAT thì đây chính xác là khái niệm của Google về các nguyên tắc cung cấp nội dung trên Google tìm kiếm có hữu ích và phù hợp cho người dùng hay không và người dùng có thực sự nhận được điều đó? Cùng Webb tìm hiểu về khái niệm EEAT để biết thêm về một phương pháp cốt lõi giúp tăng chỉ số chất lượng nội dung trong SEO từ chính Google.
Vậy thì EEAT là gì?
EEAT được viết tắt từ các từ: Experience, Expertise, Authoritativeness và Trustworthiness.
- Experience (Trải nghiệm): Nội dung từ trải nghiệm trực tiếp của tác giả hoặc những người dùng khác cung cấp thông tin chi tiết có giá trị.
- Expertise (Chuyên môn): Tác giả phải có chuyên môn và kiến thức liên quan để viết về một chủ đề cụ thể hoặc đưa ra giải pháp.
- Authoritativeness (Có căn cứ chính xác): Nội dung phải đến từ một nguồn tham khảo tin cậy hoặc nguồn đến từ cơ quan có thẩm quyền.
- Trustworthiness (Độ tin cậy): Nội dung phải chính xác, được cập nhật, không có thông tin sai lệch hoặc mục đích xấu.
Experience (Trải nghiệm)
Trải nghiệm trực tiếp giúp cung cấp nội dung tốt hơn, thông tin chính xác hơn cho người đọc.
Với yếu tố kinh nghiệm, Google có thể xác định xem nội dung có chất lượng hay không bằng cách phân tích mức độ quen thuộc và hiểu biết của người viết về một chủ đề cụ thể.
Ví dụ: Nội dung về một địa điểm du lịch, tác giả nên là người đã ghé đến địa điểm này, tham quan và trải nghiệm.
Điều này sẽ giúp người đọc tin tưởng hơn vào nội dung đang xem và cung cấp cho họ nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy.
Expertise (Chuyên môn)
Người viết nội dung cần có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mà mình viết để có sự hiểu biết sâu sắc và cung cấp thông tin chính xác.
Ví dụ: Để viết về một chủ đề trong lĩnh vực y tế, tác giả phải có kiến thức và trình độ phù hợp để viết nội dung này.
Tác giả phải có học thức và kinh nghiệm thực tế làm việc chuyên môn trong lĩnh vực (hoặc lĩnh vực liên quan).
Authoritativeness (Có căn cứ chính xác)
Nội dung phải được trích dẫn, tham khảo từ một hoặc nhiều nguồn đáng tin cậy và có uy tín trong ngành.
Ví dụ: Nội dung chia sẻ về các thông số kỹ thuật của iphone thì nó phải được tham chiếu nguồn đến các website uy tín từ Apple hoặc các tạp chí công nghệ lớn.
Điều này giúp Google xác minh tính chính xác của nội dung và có khả năng xếp hạng nội dung đó tốt hơn trong SERP (Trang kết quả tìm kiếm).
Trustworthiness (Độ tin cậy)
Nội dung có sự cập nhật, không có thông tin sai lệch hoặc mục đích xấu.
Tránh sử dụng thông tin không chính xác vì điều đó có thể khiến người đọc lạc lối.
Google có thể dễ dàng nhận ra nội dung bị trùng lặp, sai hoặc gây hiểu lầm và sẽ giảm giá trị website đó.
Ngoài ra, tác giả phải đảm bảo nội dung không chứa bất kỳ liên kết nào đến các đường dẫn độc hại có thể gây ra mối đe dọa cho người đọc.
Độ tin cậy là thành phần cốt lõi của EEAT.
Câu hỏi thường gặp về EEAT
Sự khác biệt giữa kinh nghiệm và chuyên môn là gì?
Kinh nghiệm nói lên những thứ đã trải qua của một người, trong khi chuyên môn liên quan nhiều hơn đến kiến thức hiện tại của họ.
Cách Google xác định tác giả có phải là chuyên gia thực sự?
Google không có cách xác định chắc chắn ai là chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể nào, Google đánh giá trình độ và danh tiếng của tác giả dựa vào các dấu hiệu:
- Xem xét thông tin xác thực nghề nghiệp của tác giả.
- Các nguồn liên kết.
- Công việc của tác giả.
- Chất lượng nội dung.
- Số lượng độc giả đang tương tác với nội dung.
Tất cả những yếu tố này kết hợp lại có thể cho biết tác giả có phải là một chuyên gia thực thụ trong lĩnh vực của họ hay không.
Điểm EEAT có tồn tại không?
Google không cung cấp bất kỳ hệ thống xếp hạng nào cho EEAT.
Google cung cấp các nguyên tắc để tạo nội dung chất lượng cao để đánh giá EEAT của một nội dung.
Cách tốt nhất là tuân theo các nguyên tắc này và xây dựng nội dung tin cậy, qua đó giúp website xếp hạng tốt hơn trên SERP.
Cách cải thiện EEAT của nội dung trên website
Chất lượng nội dung cũng quan trọng như các yếu tố khác, thậm chí là quan trọng bậc nhất.
Nếu đáp ứng các nguyên tắc EEAT của Google, website sẽ tăng tỷ lệ xuất hiện cao hơn trong SERP, đồng nghĩa nhận được nhiều hơn lưu lượng truy cập không phải trả tiền và mang đến các lợi ích nhiều hơn nữa.
Để cải thiện EEAT của nội dung trên website, bạn có thể làm theo các nguyên tắc sau được đề xuất bởi Google:
Trang Giới thiệu
Trang nội dung Giới thiệu hầu như không thể thiếu trong mọi website hiện nay.
Nguyên tắc về chất lượng tìm kiếm nêu rõ rằng Google muốn xác định ai chịu trách nhiệm tạo nội dung và liệu website có được xác định là nguồn đáng tin cậy hay không.
Trang “Giới thiệu về chúng tôi” nêu rõ tác giả là ai, có những ai trong team:
- Viết mô tả chi tiết, bao gồm: Thông tin về tác giả, như chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ…
- Giới thiệu các giải thưởng, thành tích mà tác giả hoặc công ty đã nhận được, các chứng nhận hoặc chứng chỉ làm tăng uy tín cho thương hiệu.
Hãy tạo ngay một trang giới thiệu nếu bạn chưa có nhé!
Cộng tác với các chuyên gia trong lĩnh vực
Những chuyên gia trong lĩnh vực sẽ mang đến sự đóng góp chuyên nghiệp, hiểu biết từ những người biết họ đang nói về điều gì.
Những ý kiến khác nhau sẽ làm tăng giá trị cho nội dung, cung cấp thông tin chất lượng, có khả năng cải thiện thứ hạng của nội dung.
Quản lý bình luận và tương tác với người đọc
Hãy kiểm duyệt bình luận thường xuyên và xóa bất kỳ bình luận nào không tuân theo quy tắc trên website.
Phản hồi các câu hỏi từ độc giả nhanh chóng để họ thấy rằng tác giả quan tâm đến ý kiến của họ và sẵn sàng tương tác với họ.
Xoá các bình luận chứa các ký tự lạ hoặc liên kết lạ vì chúng có thể dẫn đến các đường dẫn độc hại.
Xoá các bình luận mang hướng spam không tập trung vào chủ đề của nội dung.
Cập nhật lại các nội dung đã cũ
Google luôn thích các nội dung tươi mới, cập nhật.
Sau một khoảng thời gian bạn cần cập nhật lại các nội dung đã lỗi thời vì nhiều nó đã không còn mang đến giá trị đúng cho người đọc, điều này giúp website tránh bị độc giả đánh giá là kém chất lượng.
Liên kết đến nguồn tham khảo, nguồn xác thực có uy tín
Xây dựng lòng tin với độc giả và cho thấy thông tin là đáng tin cậy bằng các liên kết với các nguồn tham khảo, nguồn xác thực có uy tín hoặc có đầy đủ thẩm quyền.
Các liên kết đến các website nguồn cũng giúp cho Google biết rằng các website này là có đủ sự tin cậy hoặc có thẩm quyền.
Nếu nội dung thật sự tốt, đáng tin cậy, các website khác cũng có thể dẫn nguồn liên kết về website của chúng ta, mang theo lưu lượng truy cập vào website.
Làm thế nào để Google biết nếu nội dung là có tính thẩm quyền lớn?
Google sử dụng một số tín hiệu để xác định tính thẩm quyền của nội dung:
- Xem xét chuyên môn và độ tin cậy của tác giả, cũng như số lượng các liên kết bên ngoài đến nội dung đó.
- Xem xét mức độ phù hợp và chuyên sâu của nội dung, số lượng người tương tác với nội dung đó.
Xây dựng nội dung toàn diện và hấp dẫn hơn trong lĩnh vực
Tạo ra nội dung đa dạng, hấp dẫn, nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh bằng cách phân tích tất cả các khía cạnh khác nhau về cùng một chủ đề nội dung.
Xây dựng danh tiếng trực tuyến
Bằng cách xây dựng nội dung website chất lượng, tin cậy cho người đọc là mục tiêu chính để website trở thành nguồn thông tin tin cậy giúp website có các liên kết tự nhiên từ các website khác, nâng cao danh tiếng của website & tác giả trong lĩnh vực. Điều này cũng có khả năng cải thiện thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Kết luận
Với những thông tin về các nguyên tắc xây dựng nội dung EEAT cũng như một số cách để cải thiện EEAT như trên, bạn có thể áp dụng vào việc xây dựng nội dung website của mình ngay lập tức để có thể cung cấp tốt nhất các nội dung chất lượng và hữu ích nhất đến cho người xem.