Admin là gì?
Admin có tên gọi đầy đủ là Administrator, là người quản lý và điều phối các hoạt động trong một doanh nghiệp hoặc trực tuyến như các trang mạng xã hội, website và diễn đàn.
Vai trò của họ là giúp điều hành và sắp xếp các hoạt động một cách hiệu quả, và thường được xem như là người có quyền hành cao nhất trong một bộ phận hay tổ chức.
Các công việc cụ thể của admin
1. Office Admin
Office Admin, hay còn gọi là Quản trị viên hành chính văn phòng, cũng là người chịu trách nhiệm và quản lý các hoạt động hành chính và hỗ trợ các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.
Công việc Admin văn phòng:
- Lên lịch và sắp xếp các cuộc hẹn được thực hiện qua các sự kiện quan trọng trong công ty
- Thực hiện đặt hàng và kiểm tra vật tư văn phòng phẩm và tìm kiếm các cửa hàng văn phòng phẩm có giá tốt
- Quản lý các dữ liệu nội bộ của công ty
- Lên kế hoạch báo cáo đã chi tiêu hàng tháng và gửi đến cấp trên
- Bảo quản hồ sơ cá nhân và nhân viên của công ty
- Tiếp nhận và phân loại thư gửi đến từng phòng ban
- Luôn cập nhật và đảm bảo thông tin và nội dung thông báo đến toàn thể nhân viên nhanh nhất
- Quản lý và sắp xếp hồ sơ khách hàng và đối tác
Ngoài những công việc trên admin văn phòng có thể quản lý nhân sự, thông tin và công nghệ tùy thuộc vào kinh nghiệm và các yêu cầu của doanh nghiệp đề ra.
2. Sales Admin
Sales Admin, hay còn gọi là Sales Administrator, là vị trí chủ chốt trong bộ phận Marketing của một công ty chuyên về bán hàng. Người giữ vị trí này có trách nhiệm quản lý và thúc đẩy các hoạt động bán hàng, giúp gia tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Công việc Admin sales:
- Kiểm tra và xử lý thông tin đơn hàng
- Xem dữ liệu đơn hàng ở hệ thống chờ
- Quản lý thông tin các tẹp khách hàng
- Hỗ trợ công việc bán hàng
- Báo cáo doanh số hàng tuần hoặc tháng
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan
Sales Admin cũng sẽ nhận chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc kinh doanh hoặc trưởng bộ phận. Họ cũng có thể tham gia vào quá trình xây dựng chính sách và chiến lược marketing, cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình bán hàng
3. Social network admin
Social network admin, hay còn gọi là Quản trị mạng xã hội, đây là người quản lý và điều hành các nền tảng mạng xã hội trực tuyến trên Internet của doanh nghiệp, như website và các trang mạng xã hội Facebook, Tik tok.
Công việc Admin mạng xã hội:
- Tạo và quản lý nội dung
- Tương tác động cộng ở mạng xã hội
- Lên chiến lược đăng tải nội dung
- Theo dõi và phân tích tương tá của người dùng
- Quản lý các chiến dịch quảng cáo đa nền tảng
- Báo cáo tương tác người dùng
- Quản lý rủi ro và lên kế hoạch các cuộc khủng hoảng truyền thông mạng xã hội
Bài viết liên quan: 17 công cụ Social Media Marketing bạn nên sử dụng
4. Admin Website
Admin website (hay còn gọi là Quản trị viên website) là người quản lý và vận hành một website hoặc một hệ thống website của doanh nghiệp cung cấp. Vị trí này rất quan trọng đối với việc vận hành một website ổn định của doanh nghiệp.
Công việc admin website:
- Quản lý tài khoản người dùng
- An ninh và bảo mật
- Quản lý nội dung và tin tức
- Cải tiến và ổn định website
Công việc của quản trị viên website không thể chia sẻ rộng rãi giữa nhiều nhân viên mà chỉ có các quản lý cấp cao trong công ty hoặc phòng ban của bộ phận IT mới có quyền truy cập và quản trị website của công ty.
5. HR Admin
HR Admin, hay còn gọi là HR Administrator là một vị trí chuyên môn trong phòng hành chính nhân sự của một tổ chức hoặc doanh nghiệp
Công việc HR Admin:
- Quản lý nguồn lực ổn định trong quá trình vận hành
- Quản lý lương thưởng và phúc lợi nhân viên
- Đào tạo, tuyển dụng, đánh giá và phát triển nguồn lực
- Quản lý giấy tờ và hồ sơ của ứng viên tiềm năng của công ty
- Tham gia triển khai và phát triển các chính sách nhân sự
- Quản lý thủ tục, giấy tờ và dữ liệu của doanh nghiệp
Vị trí HR Admin đóng một vai trò không thể thiếu giúp phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo rằng nhân viên có môi trường làm việc lý tưởng và cơ hội để phát triển nghề nghiệp
Như vậy, vai trò của quản trị viên vô cùng đa dạng và quan trọng đối với sự phát triển và duy trì hoạt động của một tổ chức, cho dù đó là doanh nghiệp, mạng xã hội hay là website.
Nếu bạn muốn biết thêm về cách trở thành một quản trị viên, hãy tìm kiếm các lộ trình học và phát triển để trở thành một quản trị viên chuyên nghiệp.
Chúc bạn gặt hái được thành công trên con đường trở thành một Admin chuyên nghiệp công xuất sắc. Đừng quên chia sẻ bài viết của thiết kế website webb cũng như theo dõi tin tức của Webb để không bỏ lỡ các thông tin bổ ích nhé.