Nếu bạn đã biết SEO là gì, thì chắc chắn bạn phải hiểu rõ những thuật toán nội dụng website mà Google liên tục cho ra vài đợt cập nhập mỗi năm. Cho nên muốn là một SEO chuyên nghiệp thì bạn nên cập nhập thông tin ở các nhóm chia sẻ kiến thức về SEO hay có thể đọc các tin tức mới nhất từ Twitter Google Search Central. Google luôn luôn muốn hướng đến tiêu chí dành cho người dùng và đánh mạnh vào các tiêu chuẩn Onpage và Content SEO.
Ở bài viết dưới đây, Webb sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về SEO Onpage là gì? Và hỗ trợ 5 công cụ tối ưu SEO tốt nhất ở thời gian hiện tại.
Nội dung chính SEO Onpage:
- SEO Onpage là gì?
- 6 việc cần làm SEO Onpage
- 5 công cụ hỗ trợ SEO Onpage
SEO Onpage là gì?
Mục đích của SEO Onpage cũng vì tối ưu công cụ tìm kiếm Google lên thứ hạng cao nhất có thể. Giúp người dùng khi lướt Google có thể nhìn nhận dễ hơn đến Website và thu hút người dùng đến website cho bạn.
SEO Onpage là công việc hiệu quả và an toàn khi bạn có thể kiểm soát 100% website. Còn SEO Offpage thì không thể kiểm soát đường dẫn nhưng có thể giúp liên kết về website giúp Google đánh giá website của bạn có độ uy tín.
Vì vậy, khi bạn SEO bất kỳ dự án nào cũng cần kết hợp cả 2 yếu tố Onpage và Offpage để tiến độ tăng thứ hạng từ khóa được nhanh hơn
Quy tắc tối ưu Onpage
- Onpage trang chủ
- Onpage trang con
- Onpage nội dung
- Onpage anchor text
6 việc cần làm SEO Onpage
1. Tối ưu thẻ Title và Meta description (Tiêu đề và Mô tả)
Title (Tiêu đề): đây là dòng mở bài đầu tiên trước khi bắt đầu một nội dung, thẻ này được hiện ở thanh công cụ tìm kiếm Google. Nó được đánh giá một phần trong từ khóa tìm kiếm mà bạn muốn bán, vì vậy trong thẻ Title cần phải làm đúng với 2 tiêu chí sau:
- Có chứa từ khóa sản phẩm/dịch vụ trong Title
- Thẻ Title không được viết quá dài hơn 60 ký tự
Meta Description (Mô tả): thẻ này được hiểu rằng, đây là dòng mô tả về nội dung mà bạn đang viết, nói về sản phẩm, đánh giá dịch vụ… Phần mô tả sẽ quyết định người dùng có muốn vào website bạn để sử dụng dịch vụ/sản phẩm hay không đấy. Cho nên Meta Description cần có đủ 3 tiêu chí quan trọng bạn cần biết
- Có chứa từ khóa Meta Description
- Nội dung Meta Description (Mô tả) không quá 160 ký tự
- Viết đầy đủ thông tin và đúng với thẻ Title nội dung
2. Tối ưu thẻ Heading
Thẻ Heading có nhiệm vụ làm rõ ràng nội dung người đọc dễ hiểu hơn, bố cục và phân cấp các nhóm nội dung nhỏ ra để xây dựng nội dung chi tiết cho thẻ “Heading”. Thẻ Heading gồm có 6 thẻ từ H1 – H6, về nội dung thì thẻ H2 – H4 là quan trọng và được sử dụng nhiều nhất. Heading có vai trò quan trọng về từ khóa SEO, giúp người đọc biết được mình đang đọc phần nào và Google đánh giá bài viết của bạn chất lượng và Index nội dung nhanh hơn.
Vai trò thẻ Heading
3. Tối ưu hình ảnh
Có một số bạn khi SEO thường bỏ qua việc tối ưu SEO hình ảnh. Tối ưu hình ảnh giúp người đọc hình dung được vấn đề bạn đang viết và Bot Google đọc được.
Có 4 tiêu chí hàng đầu nên tối ưu hình ảnh
- Tên hình ảnh phải được viết không dấu và có [ – ]. Ví dụ: Thiet-ke-website-webb
- Thẻ Title Attribute
- Thẻ Alt Text
- Thẻ Add caption
Xem thêm chi tiết về cách tối ưu SEO hình ảnh tại đây.
4. Content is King ( Nội dung bài viết )
Content là một trong các vai trò lớn góp phần rất quan trọng trong SEO, khi bạn viết bài chuẩn SEO có hàm lượng nội dung chuyên sâu về sản phẩm hay vấn đề nào đó giúp người đọc tìm kiếm được thông tin cần thiết. Thì Google sẽ đánh giá cao về nội dung bạn viết giúp nội dung lên Top đầu tìm kiếm và thu hút hàng nghìn người đọc và có khi lên hàng triệu người đọc, vậy yếu tố nào có được một bài viết chất lượng cao.
- Nội dung bài viết đầy đủ thông tin chi tiết
- Không được Copy nguyên bản một tác giả khác
- Bài viết không sao chép 80% trở lên và tốt nhất là 100%
- Phân bố cục rõ ràng
- Sử dụng Google Keyword Planner tối ưu từ khóa bài viết
- Tạo ấn tượng người đọc bằng những câu nhấn mạnh có Bold (in đậm)
5. Tối ưu Internal link
Internal link giúp bạn có một cấu trúc liên kết thông tin liên quan và có ích cho người đọc, giúp người đọc ở lại website bạn lâu hơn, bổ sung một bài viết khác người đọc chuyển đổi tác vụ. Những hành động này giúp Google đánh giá cao về website của bạn có một nội dung tốt.
6. Tối ưu hóa URL
URL là đường dẫn đến website hoặc một nội dung, URL đóng vai trò lớn khi người dùng dễ dàng nhớ đến website của mình khi truy cập.
Tiêu chí một URL chuẩn
URL không được viết có dấu, vì URL có dấu là một URL không chuẩn SEO và nó tạo ra một mớ ký tự không đẹp đến đường dẫn.
Ví dụ:
URL không chuẩn SEO: webb.com.vn/thiết-kế-website Google cho ra (webb.com.vn/thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-website)
URL chuẩn SEO: webb.com.vn/thiet-ke-website Google cho ra (webb.com.vn/thiet-ke-website)
URL không được quá dài, URL quá dài cũng là một liên kết không chuẩn SEO. Vì các thuật toán của google đã có tiêu chuẩn riêng về URL như:
Tiêu chuẩn URL
- Gmail 59 ký tự
- Blog 76 ký tự
- Webmaster Tools 90 ký tự.
Nếu như bạn đặt tiêu đề bài viết quá dài thì không nên lấy hết cả tiêu đề được, bạn phải lấy nhóm từ khóa hay một nội dung chính để đặt URL
Ví dụ: Công ty thiết kế website chuyên nghiệp nhất tại thành phố Đà Nẵng | Thiết Kế web
Đường dẫn sẽ cho ra đường dẫn không chuẩn
URL không chuẩn SEO: Domain.com/cong-ty-thiet-ke-website-chuyen-nghiep-nhat-tai-thanh-pho-da-nang-thiet-ke-web
URL Chuẩn SEO: Domain.com/thiet-ke-website-tai-da-nang Hoặc Domain.com/cong-ty-thiet-ke-web-tai-da-nang
5 công cụ hỗ trợ SEO Onpage
Để giúp bạn SEO Onpage dễ dàng và thuật lợi hơn thì Webb khuyên bạn nên sử dụng một số công cụ hỗ trợ ở phần dưới bài viết này để check Onpage cho website bạn.
1. Surfer SEO
Surfer SEO là công cụ hỗ trợ tối ưu hóa bài viết và website, Công cụ được tích hợp nhiều chức năng giúp người làm SEO cho cái nhìn tổng thể và đưa ra chiến lược nhanh hơn.
Chức năng:
- Tối ưu hóa Content
- Thẻ mô tả
- Tiêu đề bài viết
- Hình ảnh bài viết
- Đo tốc độ ổn định trang web…
2. Yoast SEO
Yoast SEO là một trong các công cụ được sử dụng phổ biến trong SEO tại Việt Nam, Yoast SEO có sẵn ở WordPress.
Chức năng:
- Tối ưu Title
- Meta Description
- Quản lý Sitemap
- Tối ưu nội dung…
3. SEOQuake
SEOQuake là một trong số công cụ không thể thiếu khi làm việc ở Webb đấy, SEOQuake giúp các bạn phân tích Onpage đã thỏa mãn các yêu cầu của công cụ tìm kiếm chuẩn hay chưa.
Chức năng:
- Kiểm tra URL
- Kiểm tra Hình ảnh, Favicon
- Kiểm tra Title, Meta Description
- Kiểm tra Sitemap…
4. SEMRush
SEMRush là công cụ sử dụng chuyên kiểm tra Onpage rất chuẩn sát và được rất nhiều người sử dụng trên toàn thế giới. SEMRush đưa ra những đề xuất cải thiện website và cách thức để bạn tối ưu hiệu quả nhất cho website và cả thứ hạng từ khóa.
Chức năng:
- Phân tích điểm mạnh điểm yếu website
- Site Audit
- Listing Management
- SEO Content Template
- So sánh website của bạn và đối thủ
5. Auditor
Auditor là công cụ hỗ trợ tối ưu hóa On-site và On-page, hỗ trợ tìm kiếm các lỗi và vấn đề mà website bạn đang gặp phải.
Chức năng:
- Tìm liên kết hỏng 404
- Tìm nội dung bị chặn robots.txt
- Phân tích cấu trúc website
- Hỗ trợ giảm thiểu vấn đề tải trang
- Tìm lỗi HTML
Webb hy vọng bài viết Onpage là gì sẽ đóng góp một phần kiến thức làm việc để việc tối ưu SEO Onpage dễ hơn phần nào. Chúc các bạn đọc thành công các dự án SEO trong tương lai.